Chỉ trong thời gian chưa tới một tuần, Nga đã hai lần triển khai chiến đấu cơ Su-35 ngăn chặn máy bay tuần thám săn ngầm P-8A của Hải quân Mỹ trên Địa Trung Hải ngay ngoài khơi bờ biển Syria.
Moscow cũng đang toan tính bán các hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến S-400 cho Iraq. Những động thái này, theo chuyên gia Tom O'connor của tờ Newsweek, thực chất là để đẩy lùi sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực Trung Đông.
Su-35 Nga và những pha bay "cắt mặt" máy bay tuần thám P-8A của Hải quân Mỹ
Hạm đội 6 Hải quân Mỹ ngày 20/4 cho biết, một máy bay chiến đấu Su-35 của Nga đã bay rất gần Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog một máy bay tuần thám biển P-8A Poseidon của lực lượng này ở khoảng cách chỉ hơn 7 m trên không phận quốc tế ở biển Địa Trung Hải vào hôm Chủ Nhật tuần qua (19/4).
Chỉ trong khoảng thời gian chưa tới 2 giờ đồng hồ, chiếc P-8A của Mỹ đã 2 lần bị Su-35 Nga ngăn chặn. Đây cũng là sự cố “ngăn chặn không an toàn” thứ hai diễn ra giữa máy bay P-8A Mỹ và chiến đấu cơ Su-35 Nga trên biển địa Trung Hải.
“Vụ ngăn chặn thứ nhất diễn ra an toàn và chuyên nghiệp nhưng vụ thứ hai thì không như vậy”, thông cáo báo chí của Hạm đội 6 Hải quân Mỹ cho biết.
“Vụ thứ hai được xác định là không an toàn và không chuyên nghiệp vì Su-35 đã di chuyển tốc độ cao, nhào lộn và áp sát trực diện chiếc P-8A, chỉ cách có 25 feet (7,62 m) khiến máy bay Mỹ rung lắc và phải tăng tốc vọt lên”.
Trước đó, ngày 15/4 Hải quân Mỹ cũng đã phản ánh, một trong các máy bay của họ đã bị chiến đấu cơ của Nga bay cắt mặt khi đang hoạt động trên không phận quốc tế ở Địa Trung Hải.
Hình ảnh Su-35 Nga bay cắt mặt máy bay P-8A Mỹ. Ảnh: US Navy
Cụ thể, chiếc máy bay tác chiến ngầm P-8A Poseidon Hải quân Mỹ đang bay trên không phận quốc tế ở Địa Trung Hải thì bị tiếp cận bởi một máy bay chiến đấu Su-35 của Không quân quân Nga.
"Sự việc được xác định là không an toàn bởi chiếc Su-35 đã di chuyển với tốc độ cao, nhào lộn ngay trước mặt máy bay tác chiến ngầm P-8A Poseidon khiến các phi công và phi hành đoàn của chúng tôi gặp nguy hiểm", thông báo của Hải quân Mỹ cho biết.
Trong thông báo đưa ra hôm thứ Hai, Bộ Quốc phòng Nga nói rằng các hệ thống trinh sát của họ đã phát hiện thấy một máy bay mục tiêu đang tiến về các căn cứ quân sự ở Syria. Vì vậy, "hệ thống phòng không Nga đã nhanh chóng báo động cho lực lượng không quân phản ứng nhanh ở Căn cứ Khmeimim xuất kích ngăn chặn mục tiêu".
Cả Mỹ và Nga đều xác nhận chiếc P-8A đã di chuyển ra xa để tránh đụng độ với máy bay Su-35 đang tiếp cận tới.
Những vụ đối đầu như vậy giữa hai đối thủ Nga - Mỹ không phải quá hiếm khi các máy bay chiến đấu của họ thường xuyên hoạt động ở những không gian chồng lấn trên khắp thế giới. Các vụ việc như thế này có xu hướng gia tăng khi Lầu Năm Góc đang bận mải với cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 còn Moscow cũng không ngừng tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình.
Washington ủng hộ Moscow hai lực lượng đối lập nhau trong cuộc chiến kéo dài hơn 9 năm qua ở Syria. Mỹ ban đầu tham gia cùng các đồng minh NATO hậu thuẫn phe nổi dậy ở Syria nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad nhưng đến 2015 lại liên minh với Lực lượng Dân chủ Syria do người Kurd lãnh đạo để tập trung vào cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Trong cùng thời gian này, Nga quyết định can dự vào Syria theo đề nghị của Tổng thống Assad, hỗ trợ ông cùng đồng minh Iran đánh bại các phe phái phiến quân nổi dậy và khủng bố thánh chiến. Lầu Năm Góc sau đó giảm bớt sự hiện diện của mình khi các tay súng người Kurd xung đột với Thổ Nhĩ Kỳ, tạo cơ hội cho Nga đẩy mạnh đà chiến thắng.
Kế hoạch bán tên lửa S-400 cho Iraq
Chiến thắng của Nga ở Syria đã thu hút sự quan tâm của nước láng giềng Iraq, nơi Quân đội Mỹ cũng bắt đầu giảm bớt sự hiện diện sau cuộc chiến chống IS. Từ nhiều năm nay, giới chức Baghdad đã toan thiết lập quan hệ gần gũi Nga. Các nghị sĩ Iraq đã chính thức đề nghị nước này mua các hệ thống phòng thủ tên lửa đất không tiên tiến S-400 của Nga.
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga. Ảnh: Sputnik
Cụ thể, ngày 18/4 Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội Iraq đã đệ trình một nghiên cứu chi tiết về thỏa thuận mua S-400 của Nga theo đề xuất của Thủ tướng Adel Abdul-Mahdi.
Các nghị sĩ Iraq cũng đặc biệt nhấn mạnh tới sự cần thiết phải tăng cường khả năng phòng thủ quốc gia, đồng thời cho biết thương vụ S-400 có thể được hoàn tất sau khi chính phủ mới được phê chuẩn.
"Chúng tôi đã cân nhắc mua các hệ thống tên lửa S-400 của Nga vì lo ngại rằng Washington có thể rút hỗ trợ cho Iraq", Tờ Wall Street Journal dẫn lời ông Karim Elaiwi, thành viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội Iraq cho biết vào tháng 1/2020.
"Chúng tôi đang thảo luận với Nga về S-400. Chúng tôi cần phải sở hữu được những tên lửa này, nhất là sau khi Mỹ đã nhiều lần làm chúng tôi thất vọng bằng cách không giúp chúng tôi có được vũ khí thích hợp", ông Elaiwi giải thích.
Mỹ đã từng nhiều lần cảnh báo Iraq sẽ phải gánh chịu hậu quả từ các thỏa thuận mua vũ khí tối tân của Nga, đặc biệt là tên lửa S-400.
Tuy nhiên, bất chấp sức ép từ Washington, không chỉ Iraq mà nhiều quốc gia vẫn kiên trì mục tiêu mua vũ khí tân tiến từ Nga, gồm cả S-400. Như vậy có thể thấy, Nga đã thành công trong việc duy trì vị trí số hai trong số các nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới những năm gần đây và từng bước tìm cách thế chân Mỹ ở khu vực Trung Đông.
Su-35 Nga ngăn chặn máy bay tuần thám biển P-8A của Hải quân Mỹ trên biển Địa Trung Hải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét